Có được những kĩ năng đối nhân xử thế này, bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Cùng tình yêu cuộc sống tìm hiểu về trích dẫn những bí quyết thành công trong cuộc sống trong bài dưới đây nhé!
BÍ QUYẾT
1. Cười thật nhiều
Cách thể hiện của bạn nói với cả thế giới rằng bạn là người thế nào. Nếu bạn luôn tươi cười, vui vẻ, mọi người sẽ thấy cuộc sống của bạn thật dễ chịu, và họ tin rằng bạn luôn thành công. Nếu bạn luôn cười, bạn cũng luôn nhận được những nụ cười đáp lại.
2. Thông qua người thứ ba để bày tỏ sự khen ngợi
Nếu đối phương nghe được lời tán dương của bạn từ một người khác, điều đó sẽ tăng thêm gấp đôi sự vui mừng và hãnh diện nếu bạn trực tiếp khen ngợi họ. Ngược lại nếu muốn phê bình người khác, đừng bao giờ thông qua người thứ ba để nói với họ, hãy trực tiếp nói sẽ hay hơn để tránh bị thêm dầu vào lửa.
3. Nói lời khách sáo cũng cần đúng lúc
Lời khách sáo là lời nói dùng để bày tỏ sự kính cẩn và cảm kích của bạn với người khác, do vậy khi sử dụng cũng cần có chừng mực đúng lúc. Ví dụ nếu người khác làm giúp bạn một việc nhỏ nào đó, bạn chỉ cần nói cảm ơn hoặc: “Ngại quá xin lỗi vì việc này phải làm phiền bạn rồi”. Còn những câu nói kiểu như “Tôi chỉ là kẻ tài hèn sức mọn, mong được anh chỉ giáo nhiều hơn”… nghe rất khách sáo, thiếu tình cảm như thế thì không nên dùng.
4. Thể hiện lòng biết ơn của bạn
Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, không có họ, bạn khó có được thành công này.
Hãy cảm ơn cả người phục dịch văn phòng vì hàng ngày họ đã rửa chén, đổ rác cho bạn. Cảm ơn chị lễ tân vì hàng ngày chị vẫn chuyển điện thoại cho bạn,…
Tham khảo thêm
- Những Quy Tắc Giúp Cuộc Sống Thịnh Vượng
- Con Cáo Và Chuồng Gà – Câu Chuyện Rất Đáng Suy Ngẫm
- Ông Chủ Giàu Có Định Cho Lái Xe 1 Tỷ Đồng Nhưng Bị Từ Chối
5. Đối diện với lời tán dương của người khác, chỉ cần nói một tiếng cảm ơn là đủ
Người bình thường khi được người khác khen ngợi, phần lớn đều sẽ trả lời: “Tàm tạm!”, hoặc đôi khi cười trừ bỏ qua. Nếu trong trường hợp như vậy, chi bằng bạn hãy thẳng thắn tiếp nhận và trực tiếp nói với đối phương lời cảm ơn. Đôi khi chúng ta nhận được lời khen ngợi của đối phương về quần áo trang sức hoặc vật gì đó, nếu bạn nói với họ: “Đây chỉ là đồ rẻ tiền thôi mà!” đôi khi sẽ phản tác dụng làm họ thấy xấu hổ.
6. Khi phê bình cũng cần nhìn vào mối quan hệ
Lời khuyên thành thật chưa hẳn đã khó nghe, cho dù bạn có ý tốt, nhưng chưa hẳn đối phương có thể cảm kích thậm chí còn hiểu lầm ý tốt của bạn. Đừng nên tùy ý phê bình người khác nếu bạn và họ không có một cơ sở tình bạn và sự tin tưởng nhất định lẫn nhau. Ngoài ra có một cách nói dễ dàng để người khác tiếp nhận hơn đó là: “Về vấn đề của bạn, tôi có cách nghĩ như thế này, tôi chia sẻ để bạn thử nghe xem sao”.
Thời gian và địa điểm để bày tỏ sự phê bình cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên nói những lời đó vào sáng thứ Hai đầu tuần bởi đa số mọi người đều khá mệt mỏi, u buồn vào khoảng thời gian này. Ngoài ra, cũng không nên nói vào trước giờ tan ca của ngày thứ Sáu, để tránh làm ảnh hưởng đến tâm trạng của đối phương vào ngày nghỉ cuối tuần.
Còn một trường hợp cũng cần chú ý đó là đừng bao giờ phê bình bạn bè hay đồng nghiệp của mình trước mặt người ngoài. Những lời riêng tư này chỉ cần đóng cửa chia sẻ với mình họ là đủ.
7. Hãy nói về sở thích của người khác
Cái tôi khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, bên cạnh việc nói về mình, hãy lắng nghe người khác nói về họ. Khi thấy ai đó đang mặc chiếc áo in hình một ngôi sao ca nhạc, hãy nói về ngôi sao đó. Nếu người kia hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được một sự thân thiện trong câu chuyện của bạn với người đó. Nếu thấy đối tác không phản ứng, tức là họ còn đang dè chừng hoặc họ quá khó tính, chỉ thích nói đến công việc thôi.
8. Đừng nên sửa chữa những thiếu sót của người khác
Đừng nên quá chấp nhặt đi uốn nắn sửa chữa cách phát âm, ngữ pháp hay việc làm của người khác. Nguyên nhân bởi điều này không những làm đối phương cảm thấy ngại ngần cũng đồng thời cho thấy bạn là tuýp người rất thích thể hiện bản thân.
9. Không hiểu thì đừng nên giả vờ hiểu
Nếu bạn không hiểu chủ đề trong cuộc nói chuyện, không biết đối phương đang nói gì có thể thẳng thắn chia sẻ: “Vấn đề này tôi không rõ lắm”. Nói như vậy người khác sẽ không tiếp tục làm khó bạn. Nếu bạn không hiểu lại cứ cố tình giả vờ hiểu, sẽ dễ nói sai và tự làm mình khó xử.
10. Hãy ghi nhớ từng cái tên
Một vài người có khả năng nhớ tên đến kì lạ. Nếu bạn không có khả năng đó, hãy tìm cách khác: “Chào bạn… Ồ, xin chào anh bạn thân. Chào mừng anh đến đây… Chính anh là người đã giúp tôi hoàn thành dự án đó. Tôi không bao giờ quên…”.
Cái tên là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác.
11. Nắm được nguyên tắc 1 giây
Sau khi nghe người khác chia sẻ nói chuyện xong, trước khi trả lời họ hãy ngừng lại một phút để biểu thị bạn vừa lắng nghe rất chi tiết câu chuyện của họ. Nếu bạn lập tức nói luôn sẽ dễ làm đối phương cảm nhận bạn không muốn nghe họ nói chuyện và đang cố ý tìm cách cắt ngang câu chuyện của họ.
12. Biết xin lỗi
“Tôi sai rồi. Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Đừng dại dột nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn không biết các cư xử và không muốn làm ăn chung.
13. Làm đối phương cảm thấy họ rất quan trọng
Ai cũng yêu quý bản thân mình, vì vậy, nếu bạn cũng tỏ ra yêu quý họ, cho họ thấy rằng họ đáng quý biết chừng nào, thì họ sẽ rất ưng làm ăn với bạn.
14. Chủ động bày tỏ sự giúp đỡ
Nếu trong một khoảng thời gian ngắn bạn không giải quyết được vấn đề của cấp dưới, đừng nên nói: “Đối với những việc như thế này bạn đừng nên tìm thôi” mà nên nói với họ: “Tôi biết ai có thể giúp được bạn!”.
Tham khảo thêm
Kết luận
Bí quyết kỹ năng đối nhân xử thế giống như các kỹ năng sống khác. Càng sử dụng nhiều bạn càng thông thạo. Sẽ không có con đường tắt đâu bạn à, chỉ có tập luyện con người mới trở nên hoàn hảo. Chúc các bạn ngày càng thành công trong sự nghiệp.
Bài viết liên quan: