Câu hỏi có thể coi là không đáng hỏi với những ai đã từng đến chùa nghe Kinh, lễ Phật, nhưng lại rất thiết thực với những ai mới lần đầu bước chân đến chốn thiền môn. Sau đây cùng tình yêu cuộc sống sẽ đi sâu vào trích dẫn tam bảo là gì? trong bài viết dưới đây!
TAM BẢO
Hơn thế nữa, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã có được những hiểu biết về Tam bảo, thì sự hiểu biết đó của bạn đôi khi cũng có thể là chưa được hoàn toàn trọn vẹn, bởi vì trong Phật giáo có nhiều cách giải thích khác nhau – nhưng không hề mâu thuẫn nhau – về vấn đề này, tùy theo từng đối tượng tu tập.
Tham khảo thêm
- Bài Học Từ Một Vụ Cướp Ngân Hàng
- Làm Gì Khi Bị Hiểu Lầm Phât Chỉ Câu Trả Lời Khôn Ngoan Nhất
- Những Câu Nói Thâm Sâu Đọc Câu Đầu Cũng Đủ Giúp Hầu Hết
Tam bảo là gì?
?Tam bảo được hiểu như là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng.
Những ai đã từng đến chùa nghe Kinh, lễ Phật thì chắc đã biết qua. Nhưng với những ai mới lần đầu bước chân đến chùa thì có thể chưa hiểu rõ.
Hơn thế nữa, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã có được những hiểu biết về Tam bảo, thì sự hiểu biết đó của bạn đôi khi cũng có thể là chưa được hoàn toàn trọn vẹn, bởi vì trong Phật giáo có khá nhiều cách giải thích khác nhau – nhưng không hề mâu thuẫn nhau – về vấn đề này, tùy theo từng đối tượng tu tập.
Chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm đơn giản nhất cho mọi người dễ hiểu:
Tam bảo được hiểu như là “ba ngôi báu”, và được kể ra bao gồm Phật, Pháp và Tăng. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng khái niệm này.
?Trước hết là Phật. Theo cách hiểu thông thường nhất, đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật đã sống cách đây hơn 25 thế kỷ, với tên gọi là Thích-ca Mâu-ni, là thái tử con vua Tịnh-phạn, thuộc dòng họ Thích-ca. Sự ra đời của ngài cũng chính là sự khai sinh của đạo Phật, bởi vì ngài là người đầu tiên đã giác ngộ và truyền dạy những giáo pháp mà hiện nay chúng ta gọi là Pháp hay là Phật pháp.
Chúng ta có Tam bảo với Phật là “ngôi báu thứ nhất”, hay Phật bảo, là đấng giác ngộ đầu tiên, người đã tìm ra chân lý và phương pháp tu tập để hướng đến sự giải thoát, làm giảm nhẹ và xóa bỏ những khổ đau vốn có trong cuộc đời này. Chính từ ý nghĩa đó mà đức Thích-ca Mâu-ni được tôn xưng là Phật, bởi danh từ này vốn là do người Trung Hoa phiên âm từ tiếng Phạn là Buddha, có nghĩa là “bậc giác ngộ”.
?Thứ hai là PHÁP: Chân lý giác ngộ và phương pháp tu tập do Phật truyền dạy được gọi là Pháp. Trong ý nghĩa đó, Pháp là phương tiện để chúng ta có thể thực hành theo đúng và đạt đến sự giác ngộ, đạt đến sự giải thoát giống như Phật. Vì thế mà Pháp được tôn xưng là “ngôi báu thứ hai”, hay Pháp bảo.
?Thứ ba là TĂNG: Những người rời bỏ đời sống gia đình để dành trọn cuộc đời thực hành theo giáo pháp của đức Phật, hướng đến sự giải thoát, sự giác ngộ, được gọi là chư tăng. Các vị này cùng nhau tu tập trong một tập thể gọi là Tăng-già (do tiếng Phạn là Sangha) hay Tăng đoàn. Trong sự tu tập của tự thân mình, chư tăng cũng nêu gương sáng về việc làm đúng theo lời Phật dạy và truyền dạy những điều đó cho nhiều người khác nữa. Vì vậy, các ngài được tôn xưng là “ngôi báu thứ ba”, hay là Tăng bảo.
Như vậy, Tam bảo hiểu theo nghĩa như trên là rất cụ thể, có thể thấy nghe nhận biết bằng tri giác thông thường, và trong Phật học gọi khái niệm này là “Trụ thế Tam bảo”.
Bài viết liên quan: