Cha Mẹ Với Con Cái – Áp Đặt Hay Cần Thấu Hiểu

Cha Mẹ Với Con Cái – Áp Đặt Hay Cần Thấu Hiểu

Trong cuộc sống xô bồ, cảnh cơm áo gạo tiền nhiều khi đã làm cho khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng lớn dần. Cha mẹ có những áp lực về cuộc sống, công việc thì trẻ con cũng có những áp lực về học tập và cần nhiều sự thấu hiểu mà Cha Mẹ vì bận rộn mà vô tình quên đi.

CHA MẸ KHÔNG HIỂU CON

Ngày càng nhiều con trẻ cô đơn, thậm chí dẫn đến trầm cảm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Sự cô đơn ấy bắt đầu từ người lớn, từ những người thân yêu nhất chính là bởi Cha Mẹ không thực sự hiểu con cái của mình

Hiện Tượng Cha Mẹ Gây Áp Lực Lên Con Cái

Áp lực học tập:

Đa số cha mẹ khi đón con tan trường, điều đầu tiên sẽ hỏi: “Nay đi học được mấy điểm?”.

Đối với cha mẹ, con  đạt điểm cao, được nhiều giải thưởng, đó là niềm tự hào. Dễ dàng nhìn thấy kết quả nhất. Để cha mẹ “hãnh diện” với dòng họ, với đồng nghiệp, bạn bè… Điều này vô tình đã gây áp lực rất lớn cho con trẻ.

Cha mẹ không có thời gian cho con do bận rộn công việc:

Cha mẹ thường có những câu nói quen thuộc và xoay đi xoay lại: kiếm tiền nhiều để nuôi con ăn học, để con được sung sướng… Mà bỏ qua nhu cầu của con, con mong muốn cha mẹ dành thời gian cùng con cái. Có những bữa cơm đầm ấm tình cảm gia đình. Thời gian bên nhau cùng dạo phố hay đi du lịch.

Khi bạn dành thời gian cho con, bạn sẽ giúp con hiểu thêm về bạn. Về phong cách sống cũng như những giá trị của bạn. Đó cũng chính là những lúc con sẽ giúp bạn nhìn nhận về bản thân mình tốt hơn.

Chuyện con kể là….tào lao, vô nghĩa

Khi các con muốn kể chuyện ở lớp, ở trường, nhất là chuyện bạn bè thì cha mẹ thường gạt đi. Họ không muốn nghe con kể, vì họ cho rằng, đó là những chuyện tào lao.

Điều này vô tình trở thành rào cản khiến con ngại chia sẻ với bố mẹ. Khiến khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa.

Vậy những điều con cái thực sự mong muốn là gì?

Những Điều Con Cái Muốn Cha Mẹ Hiểu.

Trẻ con vốn dĩ là các “trang giấy trắng”, việc giáo dục và hình thành nhân cách cho con ở những năm đầu rất quan trọng. Nuôi nấng và thấu hiểu con là cả một quá trình không ngừng. Và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt cần phải hiểu đúng ở từng giai đoạn nhất định. Làm cha mẹ là một công việc đặc biệt. Và nếu không để tâm, đôi khi chúng ta phải đón nhận những hệ quả không mong muốn.

Con cần bố mẹ động viên, khích lệ con chứ không phải những lời trách mắng.

Việc bố mẹ khích lệ còn trẻ là phương châm giáo dục tốt nhất cho con em mình và hãy luôn khích lệ con ngay cả khi bé đạt thành tích chưa cao, không như kỳ vọng.

Động viên và khích lệ con cái là một trong những cách thức giáo dục vô cùng hiệu quả. Ở đó có một sức mạnh vô hình ví như thể là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên động viên có lời khen ngợi cho con trẻ thì nhân cách của trẻ sẽ ngày càng hoàn thiện. Trẻ sẽ thêm tự tin và những hành vi tích cực sẽ được phát huy.

Con cần bố mẹ lắng nghe những câu chuyện mà con gặp phải mỗi ngày.

Cuộc sống bận bịu hay đôi khi do tính cách của cha mẹ, những quan điểm cá nhân mà nhiều cha mẹ dường như vô tâm với những cảm xúc của con, khiến những điều không tích cực hình thành mỗi giờ phút con khôn lớn.

Khi con được tâm sự và được cha mẹ đón nhận những suy nghĩ của bản thân. Điều này thực sự tốt cho sự định hướng phát triển cảm xúc và mặt trí tuệ của bản thân con. Nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho con. Hãy cho chính mình thời gian rèn luyện kỹ năng lắng nghe và nói chuyện. Đặc biệt với con để hiểu hơn về con và cùng con vạch định hướng đi đúng cho sự phát triển.

Con cần bố mẹ để con tự có trách nhiệm với cuộc đời mình.

Để hình thành tư duy độc lập và trách nhiệm ở trẻ là cả một quá trình, điều này không dễ dàng.

Trẻ con cần sống với cảm xúc và mơ ước của mình. Chúng ta hướng dẫn cách thể hiện chứ không cấm đoán. Trẻ phát biểu có gì đúng, hay thì chúng ta phải khen ngợi. Khi con có thắc mắc hãy chia sẻ ý kiến của mình và con có thể thảo luận cùng nhau. Khi con làm sai, đạt điểm kém cũng không vội chê bai. Mà hãy động viên và đồng hành cùng con tiến bộ. Bên cạnh đó, hãy để con có trách nhiệm bằng cách giao việc cho trẻ. Chẳng hạn việc chăm sóc bản thân, làm việc nhà…

Tất cả chỉ cần bắt đầu với một niềm tin rằng con của mình đặc biệt và có khả năng đặc biệt. Sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói. Hãy để những gì ta thốt ra trở thành nguồn năng lượng nuôi nấng sự tự tin và niềm tin vào bản thân của con. Thay vì dập tắt tiềm năng của con.

Để con trưởng thành, ngoài sự chăm sóc về dinh dưỡng, học tập ở trường. Thì sự đồng hành của cha mẹ luôn đóng vai trò quan trọng. Đây là yếu tố hảnh hưởng lớn đến tâm – sinh lý của các em. Để làm được điều này, mỗi người làm cha, làm mẹ phải dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm, chuyện trò với con cái. Để hai bên có thể sẻ chia, thấu hiều và tìm ra cách giải quyết khi có vấn đề.

Bài viết trên đây, Tình Yêu Và Cuộc Sống hy vọng cha mẹ có thể hiểu rõ hơn về những áp lực của tuổi trẻ thời đại và dành tình yêu thương đúng nghĩa cho con cái của mình.

3.2/5 - (34 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *